Kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng là một trong những hình thức thi đấu cơ bản của môn thể thao nhảy cao chuyên nghiệp. Vậy kỹ thuật nhảy cao này được thực hiện như thế nào? Để biết thêm chi tiết mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của tylebongda247.com.
Nhảy cao là một trong những nội dung thi đấu của bộ môn thể thao điền kinh được áp dụng phổ biến trong các chương trình học tại Việt Nam. Nhảy cao thông thường được áp dụng gồm có 4 kiểu chính là : nhảy cao kiểu úp bụng, nhảy cao kiểu nằm nghiêng, kiểu bước qua và kiểu lưng qua xà.
Trong các kiểu nhảy cao kể trên thì nhảy cao úp bụng được xem là một kỹ thuật phổ biến nhất và áp dụng nhiều trong thi đấu cũng như học tập. Để thực hiện được kỹ thuật này được tốt thì đòi hỏi người thực hiện phải xử lý khéo léo khi thực hiện qua xà, thể lực tốt và sức bật hoàn hảo…
Điều quan trọng để thực hiện tốt kỹ thuật nhảy cao úp bụng chính là tuân thủ kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
Cũng tương tự như các kiểu nhảy cao khác, nhảy cao úp bụng được thực hiện gồm 4 bước cơ bản như: chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Cụ thể thực hiện từng bước như sau:
Chạy là bước rất quan trọng khi thực hiện nhảy cao. Tất cả các vận động viên đều phải biết cách đo đà và chạy đà đúng kỹ thuật để thực hiện nhảy cao đúng vị trí, đúng tốc độ nhằm tạo điều kiện nhảy cao đạt thành tích tốt nhất
Thông thường, trước khi thực hiện nhảy cao các vận động viên sẽ thực hiện đo đà. Bước đà thường được tính 2 bước đi bằng một bước chạy đà. Khoảng cách chạy đà thường là từ 7 đến 11 bước, theo đường xiên góc khoảng 25 – 40 về hướng vị trí đặt chân thuận giậm nhảy.
Theo tính toán tốc độ chạy đà của nữ sẽ rơi vào khoảng 6,3m/s, vận động viên nam sẽ vào khoảng 7,7m/s. Nhịp độ các bước tăng dần, các bước chạy cuối sẽ nhanh hơn và dài hơn để chuyển trọng tâm khi chuẩn bị giậm nhảy sang chân giậm.
Trong kỹ thuật nhảy cao kiểu úp người, khi thực hiện giậm nhảy thì các vận động viên phải nhanh chóng đá chân lăng lên cao, kết hợp cẳng chân trước cũng được đưa lên cao. Phần khuỷu tay để vị trí bằng cố định để có thể đưa có thể lên cao
Thời gian cho giai đoạn giậm nhảy thường từ 0,18 – 0,22 giây. Tùy vào sức bật, khả năng giữ thăng bằng của mỗi người. Lực giậm nhảy của một vận động viên nhảy cao chuyên nghiệp có thể lên đến 650kg, với tốc độ chạy đà ban đầu ước tính là 4,1m/s. Góc bay của cơ thể vào khoảng góc 60 – 75 độ.
Giai đoạn trên không được tính bắt đầu khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất. Mũi chân lăng xoay nhanh về phía xà, lức này trọng tâm của cơ thể sẽ được lên ở mức cao nhất. Đồng thời lúc này, xoay ngực vào xà để tạo đà đẩy cơ thể nằm trên mặt xà.
Giai đoạn nhảy cao úp bụng trên không có 2 kiểu cơ bản: kiểu bằng và kiểu lặn, người nhảy có thể áp dụng một trong hai kiểu để thi đấu miễn sao đạt được thành tích tốt nhất
Đây được xem là giai đoạn quan trọng trong nhảy cao. Mục tiêu trong giai đoạn này chính là thành tích và sự an toàn của vận động viên trong quá trình tiếp đất.
Trong nhảy cao úp bụng thì tùy kỹ thuật của vận động viên mà sẽ có những cách tiếp đất khác nhau. Với kiểu bằng, khi tiếp đất bàn tay bên chân lăng và chân lăng sẽ tiếp đất trước, đồng thời vận động viên dùng sức để hoãn xung cho phần hông và lườn để chân lăng chạm đất từ từ.
Xem thêm: Tìm hiểu luật nhảy cao mới nhất 2020
Với cách tiếp đất kiểu lặn, 2 bàn tay sẽ chạm đất trước và cơ thể từ từ xuống sau. Với cách này, chân lăng phải hạ xuống trước sau đó phần thân trên hạ xuống mặt đất sau cùng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng đúng chuẩn. Hy vọng qua bài chia sẻ này bạn có thể có được kỹ thuật nhảy cao hiệu quả nhất cho mình.