Tìm hiểu các vị trí trong bóng rổ và vai trò của nó

Theo luật bóng rổ hiện đại thì mỗi đội bóng được phép ra sân với 5 tuyển thủ. Vậy các vị trí trong bóng rổ gồm những vị trí nào và vai trò của nó ra sao? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của tylebongda247.com.

Các vị trí trong bóng rổ chuyên nghiệp

Bóng rổ là một môn thể thao đối kháng giữa 2 đội bóng rất phổ biến hiện nay. Vậy các vị trí trong bóng rổ là gì? Vai trò của những vị trí này ra sao?

Hậu vệ dẫn bóng (Point Guard)

Hậu vệ dẫn bóng được nhận định là vị trí kiến thiết của toàn đội bóng. Thậm chí nhiều khi, một PG còn được gọi là huấn luyện viên trên sân thi đấu bởi vai trò lãnh đạo toàn đội, định hướng lối chơi và điều tiết toàn trận đấu của vị trí này. Thông thường hậu vệ dẫn bóng sẽ là người có chiều cao khiêm tốn nhất trong đội. Tuy nhiên để chơi chơi tốt được vị trí này thì  người chơi cần có kỹ năng truyền và dẫn bóng tốt mới có thể giúp đội bóng có được những đường bóng tấn công mang tính đột phá.

Tìm hiểu các vị trí trong bóng rổ và vai trò của nó
Tìm hiểu các vị trí trong bóng rổ và vai trò của nó

Ngoài ra, một PG cần nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong đội để có kế hoạch tác chiến tốt nhất. Ngoài ra các hậu vệ dẫn bóng còn phải biết tạo ra những đường bóng thuận lợi giúp các ném có thể ghi điểm. PG cũng cần nắm bắt thông tin của toàn đội về thời gian tấn công, số điểm của toàn đội ghi được, số lỗi của các thành viên trong đội và số lượt hội ý còn lại để có thể triển khai tấn công được tốt nhất.

Hậu vệ ghi điểm (Shooting Guard)

Hậu vệ ghi điểm hay còn được gọi là SG là người ghi điểm chủ lực cho đội bóng. Người chơi ở vị trí này cần có khả năng chạy chỗ tốt và tìm ra được những khoảng trống trong sân. Đặc biệt có thể tạo ta những đường ném bóng từ xa chuẩn xác ngay cả khi bị đối phương gây áp lực. Ngoài ra một SG, cần sử dụng tốt những tình huống yểm trợ của đồng đội để có thể thực hiện thành công những cú open shot. SG cũng sẽ là người dẫn bóng phụ cho PG trong những trường hợp đặc biệt và hỗ trợ việc rebound khi tấn công.

Tiền phong phụ (Small Forward)

Đây là tuyển thủ có khả năng chơi bóng toàn diện nhất đội và có thể thực hiện dẫn bóng cả khu vực trong và ngoài sân. Người chơi ở vị trí này cần phải có thể lực tốt, nhanh nhẹn để có thể ứng biến trong các tình huống trong và ngoài vòng. SF thông thường sẽ là sự lựa chọn ném xa sau SG và cũng là người cùng vời PG thực hiện những pha dẫn bóng kiến tạo tại vòng trong. Với tầm hoạt động rộng, những tình huống ghi điểm của một SF có thể được thực hiện tại nhiều vị trí trên sân thi đấu. SF cũng cần nhanh chóng nắm bắt tình huống xâm nhập vào vòng trong để thực hiện offensive rebound. Ngoài ra một SF giỏi cũng cần có những kỹ năng phòng ngự tốt dể có thể xử lý tốt những tình huống 1-1 với những ngôi sao ở cùng vị trí.

Tiền phong chính (Power Forward)

Là người có thể hình và sức bền tốt thứ hai trong đội. PF thường chơi gần rổ và kết hợp tốt với trung phong. Với việc chơi gần rổ, PF cần có khả năng postup tốt và thực hiện tốt những cú ném tầm trung. PF có thể thực hiện yểm trợ cho đồng đội khi tấn công và thực hiện bắt bóng bật bảng hiệu quả hơn.

Trung phong (Post/Center)

PC là người cao và khỏe nhất đội. Vị trí này thường chơi ở khu vực dưới rổ. Cũng như PF, trung phong cần có khả năng post up tốt và là một phương án ghi điểm tại khu vực gần rổ. Một trung phong hàng đầu sẽ có thể yểm trợ tốt cho đồng đội và tạo cho những khoảng trống quyết định. Trung phong cũng đảm nhiệm vai trò phòng ngự khu vực dưới rổ khi đối thủ xâm nhập vào khu vực này. Những tình huống bắt bóng bật bảng khi phòng ngự cũng được đảm nhiệm chính bởi các trung phong. Đội bóng nào sở hữu một trung phong tốt sẽ có rất nhiều lợi thế.

Xem thêm: Các lỗ trong bóng rổ và hình phạt khi phạm lỗi cần biết

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu các vị trí trong bóng rổ và vai trò của nó. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.